Sau ngày Cần Thơ hoàn toàn giải phóng, Đảng điều động nhiều cán bộ công vận của Khu Tây nam bộ, cán bộ Ban, Ngành thành phố Cần Thơ, tỉnh uỷ Cần Thơ, tỉnh uỷ Sóc Trăng sang hoạt động công đoàn. Các đồng chí đã nhanh chóng xây dựng được nhiều công đoàn cơ sở ở Bến phà, Trung tâm cấp thủy, Nhà máy đèn, Nhà máy BGI …
Đầu năm 1976, sau khi hợp nhất hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng thành tỉnh Hậu Giang, tháng 3/1976 Thường vụ tỉnh uỷ chỉ định một số cán bộ nhiều kinh nghiệm công tác vận động quần chúng thành lập Ban Chấp hành Liên hiệp Công đoàn lâm thời tỉnh Hậu Giang...
Đầu năm 1976, sau khi hợp nhất hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng thành tỉnh Hậu Giang, tháng 3/1976 Thường vụ tỉnh uỷ chỉ định một số cán bộ nhiều kinh nghiệm công tác vận động quần chúng thành lập Ban Chấp hành Liên hiệp Công đoàn lâm thời tỉnh Hậu Giang...
CÔNG ĐOÀN CẦN THƠ NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ
TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN CẦN THƠ TRONG THỜI KỲ ĐẤU TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
Đội ngũ công nhân và tổ chức Công đoàn Cần Thơ được hình thành từ những năm đầu thế kỷ XX. Từ phong trào yêu nước của một số học sinh trường College Cần Thơ. Tháng 8-1928 tỉnh bộ Thanh niên Việt Nam Cách mạng Đồng chí Hội Cần Thơ được thành lập. Sau đó một số chi bộ TNVN CM Đồng chí Hội cơ sở ra đời cùng với 2 tổ Công hội và 6 hội viên ở Nhà đèn, Sở vệ sinh và một số tổ Công hội ở Sở trường tiền, tiệm thợ bạc, hớt tóc, đóng giày…..đây là tổ chức Công đoàn đầu tiên ở Cần Thơ.
Tháng 4-1930 thành lập Tổng công hội đỏ Nam Kỳ. Các Công hội cơ sở được củng cố và mang tên Công hội đỏ. các hội viên Công hội tuy ít, hoạt động bí mật nhưng được tổ chức chặt chẽ, có sự lãnh đạo của đảng, trở thành lực lượng nồng cốt của phong trào công nhân cần thơ lúc bấy giờ. Thời kỳ 1936- 1939 các tổ chức Công hội đỏ đổi tên thành Nghiệp đoàn và Hội ái hữu hoạt động nữa hợp pháp và hợp pháp.
Năm 1937, Nghiệp đoàn Giáo chức Cần Thơ thành lập, tháng 9-1939 Toàn quyền Đông dương ra lệnh cấm hoạt động, các Nghiệp đoàn, Hội ái hữu rút vào hoạt động bí mật với tên gọi Hội Công nhân phản đế.
Năm 1937, Nghiệp đoàn Giáo chức Cần Thơ thành lập, tháng 9-1939 Toàn quyền Đông dương ra lệnh cấm hoạt động, các Nghiệp đoàn, Hội ái hữu rút vào hoạt động bí mật với tên gọi Hội Công nhân phản đế.
Sau cách mạng tháng 8 thành công, Pháp trở mặt xâm lược Việt Nam. Công nhân Cần Thơ tích cực tham gia kháng chiến. Năm 1945 Liên hiệp Công đoàn tỉnh Cần Thơ được thành lập. Tháng 3-1946 Tỉnh ủy thành lập Ban vận động Công nhân, Liên hiệp Nghiệp đoàn lâm thời Cần Thơ hình thành. Ngày 7/11/1946 Tổng Công đoàn Nam bộ đổi tên thành Liên hiệp Nghiệp đoàn Nam bộ. 25/11/1946 Liên hiệp Nghiệp đoàn Cần Thơ được thành lập, các Nghiệp đoàn nhanh chóng phát triển như: Nghiệp đoàn nhà đèn, nhà máy nước, Nghiệp đoàn giáo chức, xe lôi, thợ may, công chánh, hớt tóc…
Tháng 3-1947 32 Nghiệp đoàn trong thị xã Cần Thơ tổ chức đại hội đại biểu Công đoàn thành phố Cần Thơ bầu Ban chấp hành Nghiệp đoàn.
Sau 1954, đội ngũ công nhân lao động ở thị xã Cần Thơ tăng đáng kể, ở tỉnh, Liên hiệp Nghiệp đoàn Cần Thơ được tổ chức thành Ban Công vận; ở thị xã thành lập được 13 Nghiệp đoàn trong các ngành nghề. Cuối năm 1963 Ban Công vận thị xã Cần Thơ thành lập có 6 đ/c hoạt động theo tổ tam-tam phát động công nhân đấu tranh chính trị kết hợp với lực lượng vũ trang đánh địch tại thị xã.
Năm 1965 có hơn 10 cuộc biểu tình, đình công lớn của phong trào công nhân, trong đó có cuộc đấu tranh vào ngày 20/7/1965 của 1.600 công nhân khu sân bay Trà Nóc. Cuối tháng 3 – 1967 thị xã Cần Thơ nâng lên thành thành phố Cần Thơ, Ban Công vận được củng cố lãnh đạo các nghiệp đoàn và công nhân lao động đấu tranh với khẩu hiệu đòi dân sinh dân chủ.
Từ 1968 –1975 Ban Công vận thành phố Cần Thơ nhiều lần được củng cố và bổ sung nguồn cán bộ, xây dựng và phát triển tổ chức Công đoàn bí mật, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ và tập hợp đông đảo công nhân lao động tham gia các phong trào đấu tranh chính trị, đòi dân sinh, dân chủ; vận động công nhân lao động thoát ly gia nhập lực lượng vũ trang chiến đấu, tích cực xây dựng lực lượng, đào hầm bí mật, tập kết vũ khí, tích lũy lương thực, thuốc men chuẩn bị cho chiến dịch và góp phần làm nên chiến thắng Hồ Chí Minh lịch sử.
Tháng 3-1947 32 Nghiệp đoàn trong thị xã Cần Thơ tổ chức đại hội đại biểu Công đoàn thành phố Cần Thơ bầu Ban chấp hành Nghiệp đoàn.
Sau 1954, đội ngũ công nhân lao động ở thị xã Cần Thơ tăng đáng kể, ở tỉnh, Liên hiệp Nghiệp đoàn Cần Thơ được tổ chức thành Ban Công vận; ở thị xã thành lập được 13 Nghiệp đoàn trong các ngành nghề. Cuối năm 1963 Ban Công vận thị xã Cần Thơ thành lập có 6 đ/c hoạt động theo tổ tam-tam phát động công nhân đấu tranh chính trị kết hợp với lực lượng vũ trang đánh địch tại thị xã.
Năm 1965 có hơn 10 cuộc biểu tình, đình công lớn của phong trào công nhân, trong đó có cuộc đấu tranh vào ngày 20/7/1965 của 1.600 công nhân khu sân bay Trà Nóc. Cuối tháng 3 – 1967 thị xã Cần Thơ nâng lên thành thành phố Cần Thơ, Ban Công vận được củng cố lãnh đạo các nghiệp đoàn và công nhân lao động đấu tranh với khẩu hiệu đòi dân sinh dân chủ.
Từ 1968 –1975 Ban Công vận thành phố Cần Thơ nhiều lần được củng cố và bổ sung nguồn cán bộ, xây dựng và phát triển tổ chức Công đoàn bí mật, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ và tập hợp đông đảo công nhân lao động tham gia các phong trào đấu tranh chính trị, đòi dân sinh, dân chủ; vận động công nhân lao động thoát ly gia nhập lực lượng vũ trang chiến đấu, tích cực xây dựng lực lượng, đào hầm bí mật, tập kết vũ khí, tích lũy lương thực, thuốc men chuẩn bị cho chiến dịch và góp phần làm nên chiến thắng Hồ Chí Minh lịch sử.
TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN CẦN THƠ TỪ 30/4/1975 ĐẾN NAY
Sau ngày Cần Thơ hoàn toàn giải phóng, Đảng điều động nhiều cán bộ công vận của Khu Tây nam bộ, cán bộ Ban, Ngành thành phố Cần Thơ, tỉnh uỷ Cần Thơ, tỉnh uỷ Sóc Trăng sang hoạt động công đoàn. Các đồng chí đã nhanh chóng xây dựng được nhiều công đoàn cơ sở ở Bến phà, Trung tâm cấp thủy, Nhà máy đèn, Nhà máy BGI …
Đầu năm 1976, sau khi hợp nhất hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng thành tỉnh Hậu Giang, tháng 3/1976 Thường vụ tỉnh uỷ chỉ định một số cán bộ nhiều kinh nghiệm công tác vận động quần chúng thành lập Ban Chấp hành Liên hiệp Công đoàn lâm thời tỉnh Hậu Giang. Lúc nầy có 70 công đoàn cơ sở trực thuộc, trong đó có: 01 công đoàn thành phố Cần Thơ; 02 công đoàn thị xã SócTrăng và Vị Thanh; 07 công đoàn huyện; 06 công đoàn Ngành; 54 công đoàn cơ sở cơ quan, xí nghiệp với tổng số 9.463 đoàn viên.
Từ ngày 6 đến ngày 8/6/1976, Hội nghị hợp nhất Công đoàn hai Miền tại thành phố Hồ Chí Minh đổi tên thành Tổng Công đoàn Việt Nam, Đ/c Hà Thái Bình Uỷ viên Thường vụ tỉnh ủy, được bầu là Uỷ viên Ban Thư ký Tổng Công đoàn Việt Nam.
- Ngày 27/9 – 01/10/1977. Đại hội Đại biểu Công đoàn tỉnh Hậu Giang lần thứ I ( 1977 – 1980 ) có 228 đại biểu, bầu Ban Chấp hành 29 uỷ viên, đồng chí Hà Thái Bình được bầu làm Thư ký đầu tiên.
- Đại hội lần II ( 1980 – 1983 ). Đ/c Lê Hồng Bông được bầu làm Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh Hậu Giang.
- Đại hội lần III ( 1983 – 1988 ). Đ/c Lê Hồng Bông tiếp tục được bầu làm Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh Hậu Giang.
- Đại hội lần IV ( 1988 – 1993 ). Đ/c Lê Công Đoàn được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Hậu Giang. Năm 1992 tỉnh Hậu Giang được chia thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Tháng 4/1992 Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh Cần Thơ lâm thời được thành lập. Đồng chí Lê Công Đoàn Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Hậu Giang tiếp tục làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Cần Thơ.
- Đại hội lần V ( 1993 – 1998 ) Đ/c Nguyễn Hữu Lợi được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Cần Thơ.
- Đại hội lần VI ( 1998 – 2003 ) Đ/c Nguyễn Hữu Lợi tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Cần Thơ. Năm 2001 Đ/c Nguyễn Hữu Lợi được Đảng phân công nhiệm vụ mới.
- Đồng chí Trần Hồng Việt Phó Chủ tịch được Ban Chấp hành bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Cần Thơ.
- Đại hội lần VII (2003 – 2008 ) . Đ/c Phan Thị Thu Vân được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Cần Thơ. Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, tháng 12/2003 tỉnh Cần Thơ được chia tách thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang. Đ/c Phan Thị Thu Vân tiếp tục làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Cần Thơ. Tháng 4 năm 2006, Đ/c Phan Thị Thu Vân được Đảng phân công nhiệm vụ mới.
- Đồng chí Trần Hồng Mẫn Phó Chủ tịch được Ban Chấp hành bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Cần Thơ.
- Đại hội lần VIII (2008 - 2013) . Đ/c Trần Hồng Mẫn được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Cần Thơ.
- Tháng 11 năm 2009, đồng chí Trần Hồng Mẫn được điều động chuyển sang công tác khác, đồng chí Nguyễn Trọng Tấn, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Bình Thủy được Thành ủy Cần Thơ điều động về làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Cần Thơ, đồng chí Nguyễn Văn Sanh được bầu làm Phó Chủ tịch Thường trực, đồng chí Trần Quốc Vũ được bầu làm Phó Chủ tịch.
Sau ngày Cần Thơ hoàn toàn giải phóng, Đảng điều động nhiều cán bộ công vận của Khu Tây nam bộ, cán bộ Ban, Ngành thành phố Cần Thơ, tỉnh uỷ Cần Thơ, tỉnh uỷ Sóc Trăng sang hoạt động công đoàn. Các đồng chí đã nhanh chóng xây dựng được nhiều công đoàn cơ sở ở Bến phà, Trung tâm cấp thủy, Nhà máy đèn, Nhà máy BGI …
Đầu năm 1976, sau khi hợp nhất hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng thành tỉnh Hậu Giang, tháng 3/1976 Thường vụ tỉnh uỷ chỉ định một số cán bộ nhiều kinh nghiệm công tác vận động quần chúng thành lập Ban Chấp hành Liên hiệp Công đoàn lâm thời tỉnh Hậu Giang. Lúc nầy có 70 công đoàn cơ sở trực thuộc, trong đó có: 01 công đoàn thành phố Cần Thơ; 02 công đoàn thị xã SócTrăng và Vị Thanh; 07 công đoàn huyện; 06 công đoàn Ngành; 54 công đoàn cơ sở cơ quan, xí nghiệp với tổng số 9.463 đoàn viên.
Từ ngày 6 đến ngày 8/6/1976, Hội nghị hợp nhất Công đoàn hai Miền tại thành phố Hồ Chí Minh đổi tên thành Tổng Công đoàn Việt Nam, Đ/c Hà Thái Bình Uỷ viên Thường vụ tỉnh ủy, được bầu là Uỷ viên Ban Thư ký Tổng Công đoàn Việt Nam.
- Ngày 27/9 – 01/10/1977. Đại hội Đại biểu Công đoàn tỉnh Hậu Giang lần thứ I ( 1977 – 1980 ) có 228 đại biểu, bầu Ban Chấp hành 29 uỷ viên, đồng chí Hà Thái Bình được bầu làm Thư ký đầu tiên.
- Đại hội lần II ( 1980 – 1983 ). Đ/c Lê Hồng Bông được bầu làm Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh Hậu Giang.
- Đại hội lần III ( 1983 – 1988 ). Đ/c Lê Hồng Bông tiếp tục được bầu làm Thư ký Liên hiệp Công đoàn tỉnh Hậu Giang.
- Đại hội lần IV ( 1988 – 1993 ). Đ/c Lê Công Đoàn được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Hậu Giang. Năm 1992 tỉnh Hậu Giang được chia thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Tháng 4/1992 Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh Cần Thơ lâm thời được thành lập. Đồng chí Lê Công Đoàn Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Hậu Giang tiếp tục làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Cần Thơ.
- Đại hội lần V ( 1993 – 1998 ) Đ/c Nguyễn Hữu Lợi được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Cần Thơ.
- Đại hội lần VI ( 1998 – 2003 ) Đ/c Nguyễn Hữu Lợi tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Cần Thơ. Năm 2001 Đ/c Nguyễn Hữu Lợi được Đảng phân công nhiệm vụ mới.
- Đồng chí Trần Hồng Việt Phó Chủ tịch được Ban Chấp hành bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Cần Thơ.
- Đại hội lần VII (2003 – 2008 ) . Đ/c Phan Thị Thu Vân được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Cần Thơ. Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, tháng 12/2003 tỉnh Cần Thơ được chia tách thành thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang. Đ/c Phan Thị Thu Vân tiếp tục làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Cần Thơ. Tháng 4 năm 2006, Đ/c Phan Thị Thu Vân được Đảng phân công nhiệm vụ mới.
- Đồng chí Trần Hồng Mẫn Phó Chủ tịch được Ban Chấp hành bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Cần Thơ.
- Đại hội lần VIII (2008 - 2013) . Đ/c Trần Hồng Mẫn được bầu làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Cần Thơ.
- Tháng 11 năm 2009, đồng chí Trần Hồng Mẫn được điều động chuyển sang công tác khác, đồng chí Nguyễn Trọng Tấn, Thành ủy viên, Bí thư Quận ủy Bình Thủy được Thành ủy Cần Thơ điều động về làm Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Cần Thơ, đồng chí Nguyễn Văn Sanh được bầu làm Phó Chủ tịch Thường trực, đồng chí Trần Quốc Vũ được bầu làm Phó Chủ tịch.
- Đại hội lần IX (2013 - 2018): Đồng chí Huỳnh Ngọc Thạch, Thành ủy viên, được bầu làm Chủ tịch; Đồng chí Trần Quốc Vũ được bầu làm Phó Chủ tịch Thường trực, đồng chí Lê Xuân Trị, đồng chí Huỳnh Thị Hiền được bầu làm Phó Chủ tịch. Tháng 7/2015 đồng chí Ngô Thanh Nhàn được bầu làm Phó Chủ tịch.
- Đại hội lần X (2018 - 2023): Đồng chí Trần Văn Tám, Thành ủy viên được bầu làm Chủ tịch, đồng chí Huỳnh Thị Hiền được bầu làm Phó Chủ tịch Thường trực; đồng chí Đoàn Văn Dũng, đồng chí Huỳnh Minh Truyền được bầu làm Phó Chủ tịch. Tháng 6/2021 đồng chí Lê Thị Sương Mai, Thành ủy viên, được bầu làm Chủ tịch.
- Đại hội lần XI (2023 2028): Đồng chí Lê Thị Sương Mai, Thành ủy viên, được bầu làm Chủ tịch, đồng chí Huỳnh Thị Hiền được bầu làm Phó Chủ tịch Thường trực; đồng chí Đoàn Văn Dũng, đồng chí Nguyễn Ngọc Tấn được bầu làm Phó Chủ tịch, đến nay.
Ban tuyên giáo
LĐLĐ TP.Cần Thơ
LĐLĐ TP.Cần Thơ