Nghị định này được áp dụng đối với mọi người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thuê mướn lao động theo hợp đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nghị định này được áp dụng đối với mọi người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thuê mướn lao động theo hợp đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các doanh nghiệp không được đình công theo quy định của Chính phủ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này. Hoãn đình công là lùi thời điểm bắt đầu thực hiện cuộc đình công mà Ban chấp hành công đoàn hoặc đại diện tập thể lao đã ấn định trong bản yêu cầu gửi người sử dụng lao động, cơ quan lao động cấp tỉnh và Liên đoàn Lao động cấp tỉnh theo quy định tại điều 174b của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung năm 2006 sang thời điểm khác muộn hơn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Ngừng đình công là việc tạm thời chấm dứt có thời hạn cuộc đình công đang diễn ra cho đến khi không có nguy cơ xâm hại nghiêm trọng nền kinh tế quốc dân và lợi ích công cộng. Cuộc đình công bị hoãn hoặc bị ngừng khi có nguy cơ xâm hại nghiêm trọng nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng trong những trường hợp sau: Đình công dự kiến tổ chức vào những ngày lễ của quốc gia đã được quy định trong Bộ luật Lao động hoặc tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi đang diễn ra hội nghị quốc tế do Nhà nước Việt Nam đăng cai tổ chức. Đình công tại các doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm dịch vụ công ích từ 3 ngày trở lên có nguy cơ gây mất an toàn tới sức khỏe, đời sống của nhân dân trong khu vực quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Đình công tại công trình trọng điểm quốc gia đang thi công. Đình công vào thời điểm xuất hiện tình trạng khẩn cấp do thảm họa thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn xảy ra đình công. Cuộc đình công diễn biến không đúng với mục đích tranh chấp lao động như trong bản yêu cầu của tập thể lao động mà Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động (nơi không có tổ chức công đoàn) đã gởi cho người lao động, cơ quan lao động cấp tỉnh và Liên đoàn Lao động cấp tỉnh. Các doanh nghiệp không được đình công theo quy định của Chính phủ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này. Hoãn đình công là lùi thời điểm bắt đầu thực hiện cuộc đình công mà Ban chấp hành công đoàn hoặc đại diện tập thể lao đã ấn định trong bản yêu cầu gửi người sử dụng lao động, cơ quan lao động cấp tỉnh và Liên đoàn Lao động cấp tỉnh theo quy định tại điều 174b của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung năm 2006 sang thời điểm khác muộn hơn theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Ngừng đình công là việc tạm thời chấm dứt có thời hạn cuộc đình công đang diễn ra cho đến khi không có nguy cơ xâm hại nghiêm trọng nền kinh tế quốc dân và lợi ích công cộng.
Cuộc đình công bị hoãn hoặc bị ngừng khi có nguy cơ xâm hại nghiêm trọng nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng trong những trường hợp sau: Đình công dự kiến tổ chức vào những ngày lễ của quốc gia đã được quy định trong Bộ luật Lao động hoặc tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi đang diễn ra hội nghị quốc tế do Nhà nước Việt Nam đăng cai tổ chức. Đình công tại các doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm dịch vụ công ích từ 3 ngày trở lên có nguy cơ gây mất an toàn tới sức khỏe, đời sống của nhân dân trong khu vực quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Đình công tại công trình trọng điểm quốc gia đang thi công. Đình công vào thời điểm xuất hiện tình trạng khẩn cấp do thảm họa thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn xảy ra đình công. Cuộc đình công diễn biến không đúng với mục đích tranh chấp lao động như trong bản yêu cầu của tập thể lao động mà Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể lao động (nơi không có tổ chức công đoàn) đã gởi cho người lao động, cơ quan lao động cấp tỉnh và Liên đoàn Lao động cấp tỉnh.