Thực hiện chương trình công tác năm của Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động huyện Vĩnh Thạnh năm 2023. Hướng tới các hoạt động chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, nhằm phát huy sức mạnh đoàn kết trong hệ thống Công đoàn, đồng thời tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho đoàn viên công đoàn trong dịp kỷ niệm ngày truyền thống.
Ngày 17/10/2023, Liên đoàn Lao động huyện Vĩnh Thạnh đã tổ chức đi về nguồn. Thông qua hoạt động về nguồn, giáo dục đoàn viên công đoàn truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với thế hệ đi trước.
Đoàn đến thăm dâng hương, dâng hoa, tham quan khu lưu niệm cô Nguyễn Thị Định, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đại diện tiêu biểu cho phụ nữ Nam bộ “Anh Hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang”
Đoàn đến thăm dâng hương, dâng hoa, tham quan khu lưu niệm cô Nguyễn Thị Định, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đại diện tiêu biểu cho phụ nữ Nam bộ “Anh Hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang”
Cán bộ Công đoàn huyện Vĩnh Thạnh dâng hương tưởng niệm Cô Nguyễn Thị Định - Nữ anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Tại đây được nghe lại tiểu sử của cô Nguyễn Thị Định, Nữ tướng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và tham quan khu lưu niệm. Nữ tướng Nguyễn Thị Định sinh ngày 15/3/1920 là con út trong gia đình giàu truyền thống cách mạng ở xã Lương Hoà, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Khi tròn 16 tuổi, bà giác ngộ và bắt đầu tham gia cách mạng, đảm nhận nhiệm vụ giao liên, rải truyền đơn và vận động quần chúng đấu tranh. Chồng Bà là ông Nguyễn Văn Bích, bị Pháp bắt và hy sinh tại Côn Đảo, Bà là nữ Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên và nữ chính trị gia Việt Nam, nguyên Phó Tư lệnh Quân giải phóng Miền nam Việt Nam, Phó Tư lệch Chiến dịch Hồ Chí Minh, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Uỷ viên Trung ương Đảng khoá IV, V, VI; Đại biểu quốc hội khoá VI, VII, VIII. Huân chương Hồ Chí Minh.
Tại đây được nghe lại tiểu sử của cô Nguyễn Thị Định, Nữ tướng, anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và tham quan khu lưu niệm. Nữ tướng Nguyễn Thị Định sinh ngày 15/3/1920 là con út trong gia đình giàu truyền thống cách mạng ở xã Lương Hoà, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Khi tròn 16 tuổi, bà giác ngộ và bắt đầu tham gia cách mạng, đảm nhận nhiệm vụ giao liên, rải truyền đơn và vận động quần chúng đấu tranh. Chồng Bà là ông Nguyễn Văn Bích, bị Pháp bắt và hy sinh tại Côn Đảo, Bà là nữ Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên và nữ chính trị gia Việt Nam, nguyên Phó Tư lệnh Quân giải phóng Miền nam Việt Nam, Phó Tư lệch Chiến dịch Hồ Chí Minh, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Uỷ viên Trung ương Đảng khoá IV, V, VI; Đại biểu quốc hội khoá VI, VII, VIII. Huân chương Hồ Chí Minh.
Cán bộ công đoàn viếng đền thờ Trung tướng Đồng Văn Cống
Đồng thời tổ chức cho cán bộ, đoàn viên công đoàn đi tham quan khu du lịch Thới Sơn - Cồn Phụng thuộc địa phận 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.
Các công đoàn viên du thuyền trên sông Tiền, ngoạn cảnh 4 cù lao Long, Lân, Quy, Phụng - vùng đất tứ linh trên sông Cửu Long và cảnh sinh hoạt sông nước miền Tây. Đến cù lao Thới Sơn, công đoàn viên được tham quan trại nuôi ong, tìm hiểu về nghề nuôi ong và cách chiết xuất những sản phẩm từ ong, thưởng thức trà mật ong, các sản phẩm kẹo mứt của địa phương, nghe và giao lưu đờn ca tài tử, thưởng thức trái cây miệt vườn. Ngoài ra, cán bộ, công đoàn viên còn được trải nghiệm, ngắm cảnh sinh hoạt thường ngày của người dân xứ Cù Lao, khám phá kênh rạch miền Tây bằng xuồng chèo len lỏi dưới những hàng dừa nước rợp bóng mát.
Xuôi dòng sông Tiền về Bến Tre đến Cồn Phụng, hội viên được tham quan, chiêm ngưỡng công trình kiến trúc Đạo Dừa, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, trại nuôi cá sấu, phòng trưng bày hình ảnh về văn hóa lịch sử Bến Tre và tham gia một số trò chơi mới lạ như: câu cá sấu, cho cá bú bình, chơi bóng nước...
Đồng thời tổ chức cho cán bộ, đoàn viên công đoàn đi tham quan khu du lịch Thới Sơn - Cồn Phụng thuộc địa phận 2 tỉnh Tiền Giang và Bến Tre.
Các công đoàn viên du thuyền trên sông Tiền, ngoạn cảnh 4 cù lao Long, Lân, Quy, Phụng - vùng đất tứ linh trên sông Cửu Long và cảnh sinh hoạt sông nước miền Tây. Đến cù lao Thới Sơn, công đoàn viên được tham quan trại nuôi ong, tìm hiểu về nghề nuôi ong và cách chiết xuất những sản phẩm từ ong, thưởng thức trà mật ong, các sản phẩm kẹo mứt của địa phương, nghe và giao lưu đờn ca tài tử, thưởng thức trái cây miệt vườn. Ngoài ra, cán bộ, công đoàn viên còn được trải nghiệm, ngắm cảnh sinh hoạt thường ngày của người dân xứ Cù Lao, khám phá kênh rạch miền Tây bằng xuồng chèo len lỏi dưới những hàng dừa nước rợp bóng mát.
Xuôi dòng sông Tiền về Bến Tre đến Cồn Phụng, hội viên được tham quan, chiêm ngưỡng công trình kiến trúc Đạo Dừa, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, trại nuôi cá sấu, phòng trưng bày hình ảnh về văn hóa lịch sử Bến Tre và tham gia một số trò chơi mới lạ như: câu cá sấu, cho cá bú bình, chơi bóng nước...
Cán bộ, Đoàn viên công đoàn chụp ảnh lưu niệm tại Cồn Phụng-Bến Tre
Chuyến thăm quan về nguồn viếng đền thờ Nữ Tướng Nguyễn Thị Đinh của Liên đoàn Lao động huyện Vĩnh Thạnh là biểu hiện của tinh thần uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa của Đoàn viên Công đoàn huyện Vĩnh Thạnh đối với Người Nữ Tướng đầu tiên của nước Việt Nam, người đã được Bác Hồ phong tặng tám chữ vàng “Anh Hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang” đã có công với cách mạng, có ý nghĩa giáo dục rất lớn đối với giới nữ. Đồng thời, với chuyến tham quan du lịch về miền Tây sông nước đã để lại trong lòng tất cả công đoàn viên những kỷ niệm khó phai mờ, tạo tinh thần vui tươi, phấn khởi, hăng say làm việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Hy vọng, trong thời gian tới Liên đoàn Lao động huyện tiếp tục tổ chức nhiều chuyến đi ý nghĩa, để khắc sâu tinh thần uống nước nhớ nguồn và tạo sân chơi bổ ích, lý thú cho cán bộ, đoàn viên công đoàn của huyện Vĩnh Thạnh./.
Tin, ảnh: Huỳnh Thị Kim Phượng
Chuyến thăm quan về nguồn viếng đền thờ Nữ Tướng Nguyễn Thị Đinh của Liên đoàn Lao động huyện Vĩnh Thạnh là biểu hiện của tinh thần uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa của Đoàn viên Công đoàn huyện Vĩnh Thạnh đối với Người Nữ Tướng đầu tiên của nước Việt Nam, người đã được Bác Hồ phong tặng tám chữ vàng “Anh Hùng, Bất khuất, Trung hậu, Đảm đang” đã có công với cách mạng, có ý nghĩa giáo dục rất lớn đối với giới nữ. Đồng thời, với chuyến tham quan du lịch về miền Tây sông nước đã để lại trong lòng tất cả công đoàn viên những kỷ niệm khó phai mờ, tạo tinh thần vui tươi, phấn khởi, hăng say làm việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Hy vọng, trong thời gian tới Liên đoàn Lao động huyện tiếp tục tổ chức nhiều chuyến đi ý nghĩa, để khắc sâu tinh thần uống nước nhớ nguồn và tạo sân chơi bổ ích, lý thú cho cán bộ, đoàn viên công đoàn của huyện Vĩnh Thạnh./.
Tin, ảnh: Huỳnh Thị Kim Phượng