Hiến máu tình nguyện là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng, lòng thương yêu đồng loại “Một người vì mọi người”. Những giọt máu cho đi đồng nghĩa với việc trao niềm hi vọng được sống và tiếp thêm sức mạnh cho nhiều bệnh nhân đang nằm chờ giữa sự sống và cái chết. Để góp phần cứu sống người bệnh, mỗi người cần nêu cao tinh thần tình nguyện tham gia hiến máu cứu người khi có thể. Những năm gần đây, hiến máu tình nguyện đã trở thành một hoạt động thường xuyên được đội ngũ nhà giáo Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng hưởng ứng nhiệt tình, ngay trong những ngày tháng dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều giáo viên vẫn không quản ngại tham gia hiến máu, để góp phần đảm bảo nguồn máu dự trữ cho các bệnh viện. Nói đến hoạt động hiến máu tình nguyện ở Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng, không thể không nhắc ngay đến cô Phạm Thị Hồng Nhung – giáo viên tổ Tiếng Anh, người đã 33 lần tham gia hiến máu cứu người.
Cô Phạm Thị Hồng Nhung
Cô Phạm Thị Hồng Nhung tốt nghiệp ngành Sư phạm Tiếng Anh, trường Đại học Cần Thơ năm 2002, cùng năm đó, cô được Sở Giáo dục và Đào tạo phân công về nhận công tác tại Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng. Tròn hai mươi năm làm công tác giảng dạy, ấn tượng về cô Nhung trong mắt học sinh và đồng nghiệp là một cô giáo với vóc người nhỏ nhắn, vô cùng dịu dàng và ân cần. Không những thế, cô còn là một trong trụ cột của tổ Tiếng Anh với năng lực chuyên môn vững vàng. Năm 2016, cô từng đạt giải I trong Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố; nhiều năm liền cô tham gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh Tiếng Anh các cấp đạt nhiều thành tích cao.
Từ những ngày còn là sinh viên, cô Hồng Nhung đã có cơ duyên đến với hoạt động hiến máu nhân đạo. Kể về lần đầu tiên hiến máu, cô Nhung cho biết: “Lúc đầu bản thân chỉ nghĩ tham gia như là một hoạt động phong trào cùa Đoàn trường. Tuy nhiên sau khi trò chuyện với bác sĩ Tuyết trong buổi hiến máu, bản thân mình nhận thấy đây là hoạt động cực kỳ có ý nghĩa, có thể giúp được nhiều bệnh nhân. Và kể từ lúc đó tôi tự nhủ rằng mình nên tiếp tục hoạt động này cho đến lúc còn có thể”. Và, thực hiện đúng tâm niệm của mình, cô Hồng Nhung đã gắn bó với hoạt động hiến máu tình nguyện này suốt hơn hai mươi năm với tổng cộng 33 lần hiến máu. Gần như không có đợt vận động nào không có mặt cô. Ghi nhận những đóng góp thầm lặng ấy, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ đã biểu dương cô Phạm Thị Hồng Nhung với Bằng khen dành cho cá nhân có Thành tích tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Những nghĩa cử cao đẹp của cô cũng là nguồn động lực để nhiều giáo viên trẻ của trường THPT chuyên Lý Tự Trọng noi theo. Nhiều giáo viên trước đây từng e ngại việc hiến máu, nhưng thông qua việc trò chuyện, tâm sự với cô Nhung, họ hiểu hơn ý nghĩa nhân văn đẹp đẽ của hành động này. Những năm gần đây, Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng đã có rất nhiều giáo viên hăng say, nhiệt tình tham gia hoạt động hiến máu cứu người.
Cô Phạm Thị Hồng Nhung tốt nghiệp ngành Sư phạm Tiếng Anh, trường Đại học Cần Thơ năm 2002, cùng năm đó, cô được Sở Giáo dục và Đào tạo phân công về nhận công tác tại Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng. Tròn hai mươi năm làm công tác giảng dạy, ấn tượng về cô Nhung trong mắt học sinh và đồng nghiệp là một cô giáo với vóc người nhỏ nhắn, vô cùng dịu dàng và ân cần. Không những thế, cô còn là một trong trụ cột của tổ Tiếng Anh với năng lực chuyên môn vững vàng. Năm 2016, cô từng đạt giải I trong Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố; nhiều năm liền cô tham gia bồi dưỡng đội tuyển học sinh Tiếng Anh các cấp đạt nhiều thành tích cao.
Từ những ngày còn là sinh viên, cô Hồng Nhung đã có cơ duyên đến với hoạt động hiến máu nhân đạo. Kể về lần đầu tiên hiến máu, cô Nhung cho biết: “Lúc đầu bản thân chỉ nghĩ tham gia như là một hoạt động phong trào cùa Đoàn trường. Tuy nhiên sau khi trò chuyện với bác sĩ Tuyết trong buổi hiến máu, bản thân mình nhận thấy đây là hoạt động cực kỳ có ý nghĩa, có thể giúp được nhiều bệnh nhân. Và kể từ lúc đó tôi tự nhủ rằng mình nên tiếp tục hoạt động này cho đến lúc còn có thể”. Và, thực hiện đúng tâm niệm của mình, cô Hồng Nhung đã gắn bó với hoạt động hiến máu tình nguyện này suốt hơn hai mươi năm với tổng cộng 33 lần hiến máu. Gần như không có đợt vận động nào không có mặt cô. Ghi nhận những đóng góp thầm lặng ấy, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ đã biểu dương cô Phạm Thị Hồng Nhung với Bằng khen dành cho cá nhân có Thành tích tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Những nghĩa cử cao đẹp của cô cũng là nguồn động lực để nhiều giáo viên trẻ của trường THPT chuyên Lý Tự Trọng noi theo. Nhiều giáo viên trước đây từng e ngại việc hiến máu, nhưng thông qua việc trò chuyện, tâm sự với cô Nhung, họ hiểu hơn ý nghĩa nhân văn đẹp đẽ của hành động này. Những năm gần đây, Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng đã có rất nhiều giáo viên hăng say, nhiệt tình tham gia hoạt động hiến máu cứu người.
Cô Phạm Thị Hồng Nhung trong một lần hiến máu
Khi được hỏi về tâm nguyện của bản thân, cô Hồng Nhung chia sẻ: “Điều mong ước của tôi qua những lần tham gia hiến máu là có thể góp một phần nhỏ của mình nhằm giúp đỡ bệnh nhân, muốn rằng những bệnh nhân khi cần tiếp máu thì luôn có sẵn sàng những đơn vị máu để điều trị bệnh. Ngoài ra, tôi cũng mong mọi người (với điều kiện sức khỏe cho phép) hãy tham gia hoạt động rất có ý nghĩa này”. Quả thật, ngày nay rất cần có những cá nhân tâm huyết, nhiệt tình như cô Phạm Thị Hồng Nhung để hoạt động hiến máu tình nguyện càng ngày càng được nhân rộng, nhiều bệnh nhân sẽ được trao cho cơ hội sống và khỏe mạnh. Bằng những việc làm lặng thầm nhưng đầy ý nghĩa của mình, cô Hồng Nhung không chỉ thực hiện xuất sắc nhiệm vụ của một nhà giáo - truyền thụ kiến thức, bồi dưỡng tâm hồn, mà cô còn là người lan tỏa năng lượng tích cực để mọi người xung quanh cùng tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo hướng tới cộng đồng, xây dựng môi trường sống ngày một tốt đẹp hơn.
Lê Thiện - Cộng tác viên Công đoàn Giáo dục
Khi được hỏi về tâm nguyện của bản thân, cô Hồng Nhung chia sẻ: “Điều mong ước của tôi qua những lần tham gia hiến máu là có thể góp một phần nhỏ của mình nhằm giúp đỡ bệnh nhân, muốn rằng những bệnh nhân khi cần tiếp máu thì luôn có sẵn sàng những đơn vị máu để điều trị bệnh. Ngoài ra, tôi cũng mong mọi người (với điều kiện sức khỏe cho phép) hãy tham gia hoạt động rất có ý nghĩa này”. Quả thật, ngày nay rất cần có những cá nhân tâm huyết, nhiệt tình như cô Phạm Thị Hồng Nhung để hoạt động hiến máu tình nguyện càng ngày càng được nhân rộng, nhiều bệnh nhân sẽ được trao cho cơ hội sống và khỏe mạnh. Bằng những việc làm lặng thầm nhưng đầy ý nghĩa của mình, cô Hồng Nhung không chỉ thực hiện xuất sắc nhiệm vụ của một nhà giáo - truyền thụ kiến thức, bồi dưỡng tâm hồn, mà cô còn là người lan tỏa năng lượng tích cực để mọi người xung quanh cùng tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo hướng tới cộng đồng, xây dựng môi trường sống ngày một tốt đẹp hơn.
Lê Thiện - Cộng tác viên Công đoàn Giáo dục