Lãnh đạo TP Cần Thơ kêu gọi sự chung tay của toàn xã hội nhằm hạn chế thấp nhất số vụ tai nạn lao động xảy ra, đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng cho người lao động.
Mất mát không của riêng ai
Trong những năm qua, các cấp Công đoàn TP Cần Thơ đã chủ động phối hợp với các cơ quan, ban ngành và người sử dụng lao động thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện ATVSLĐ được thực hiện thường xuyên, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm, thực hiện hiệu quả công tác đảm bảo ATVSLĐ cho người lao động.
Tuy nhiên, trong năm 2023, toàn thành phố xảy ra 128 vụ tai nạn lao động, làm chết 4 người. Số doanh nghiệp báo cáo tình hình tai nạn lao động theo quy định chỉ chiếm 0,8%.
Trong những năm qua, các cấp Công đoàn TP Cần Thơ đã chủ động phối hợp với các cơ quan, ban ngành và người sử dụng lao động thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ). Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện ATVSLĐ được thực hiện thường xuyên, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm, thực hiện hiệu quả công tác đảm bảo ATVSLĐ cho người lao động.
Tuy nhiên, trong năm 2023, toàn thành phố xảy ra 128 vụ tai nạn lao động, làm chết 4 người. Số doanh nghiệp báo cáo tình hình tai nạn lao động theo quy định chỉ chiếm 0,8%.
Đồng chí Lê Thị Sương Mai - Chủ tịch LĐLĐ TP Cần Thơ phát biểu tại Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân 2024. Ảnh: Tr.L.
Nguyên nhân dẫn tới các vụ tai nạn lao động là do một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh chưa thực hiện nghiêm nội quy, quy trình, giải pháp đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc.
Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ người sử dụng lao động chưa nhận thức cũng như chưa quan tâm, đầu tư đầy đủ cho công tác đảm bảo ATVSLĐ tại đơn vị. Nhiều công nhân lao động chưa được tập huấn ATVSLĐ cũng như chưa được trang bị kiến thức, kỹ năng làm việc an toàn…
Trao tặng "Mái ấm Công đoàn" cho đoàn viên khó khăn về nhà ở. Ảnh:Tr.L
Tai nạn lao động là nỗi ám ảnh không chỉ đối với những nạn nhân, mà người thân của họ cũng gánh chịu những nỗi đau dai dẳng. Nhiều người ra đi vĩnh viễn vì tai nạn lao động, có người may mắn sống sót cũng mang thương tật suốt đời.
Như trường hợp của anh Hà Thanh Tuấn (SN 1994) - công nhân Công ty TNHH MTV Proconco Cần Thơ, chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi. Năm 2015, trong lúc làm việc, anh Tuấn không may bị tai nạn lao động với tỉ lệ thương tật lên tới 65%.
Anh Tuấn kể: “Tới bây giờ tôi vẫn còn ám ảnh bởi sự cố kinh hoàng đó, Khi tôi làm việc tại bộ phận sản xuất đã xảy ra sự cố bị máy nghiền nát một cánh tay, phải nằm viện điều trị hơn một tuần. Dù đã được công ty và bảo hiểm chi trả toàn bộ chi phí điều trị, nhưng sau lần đó, tôi không thể lao động được như trước. Cũng nhờ công ty sắp xếp cho tôi làm ở bộ phận hành chính, và một số công việc lặt vặt, nên mới duy trì được cuộc sống đến hôm nay”.
Hiện mức thu nhập của anh Tuấn khoảng 8 triệu đồng/tháng, và phải nuôi mẹ già lớn tuổi.
Một trường hợp khác là chị Lê Thị Thảo, công nhân làm việc tại lò gạch Thanh Tùng (quận Cái Răng, TP Cần Thơ). Năm 2009, chị Thảo không may gặp nạn khi bị máy ép gạch nghiền nát chân, với tỉ lệ thương tật đến 75%, giờ chị phải đi lại bằng nạng.
Tăng cường các giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động
Đồng chí Lê Thị Sương Mai - Chủ tịch LĐLĐ TP Cần Thơ, cho biết địa phương hiện có gần 56.000 công nhân lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp. Những năm qua, lực lượng này đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Tuy nhiên, lãnh đạo LĐLĐ TP Cần Thơ nói rằng đời sống của một bộ phận công nhân còn khó khăn, đồng thời chỉ ra những vấn đề cấp thiết của công nhân lao động hiện nay như: tiền lương, thu nhập, việc làm, nhà ở, môi trường làm việc, khu vui chơi, giải trí, nhà gửi trẻ, trường học cho con, điều kiện lao động…
Tai nạn lao động là nỗi ám ảnh không chỉ đối với những nạn nhân, mà người thân của họ cũng gánh chịu những nỗi đau dai dẳng. Nhiều người ra đi vĩnh viễn vì tai nạn lao động, có người may mắn sống sót cũng mang thương tật suốt đời.
Như trường hợp của anh Hà Thanh Tuấn (SN 1994) - công nhân Công ty TNHH MTV Proconco Cần Thơ, chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi. Năm 2015, trong lúc làm việc, anh Tuấn không may bị tai nạn lao động với tỉ lệ thương tật lên tới 65%.
Anh Tuấn kể: “Tới bây giờ tôi vẫn còn ám ảnh bởi sự cố kinh hoàng đó, Khi tôi làm việc tại bộ phận sản xuất đã xảy ra sự cố bị máy nghiền nát một cánh tay, phải nằm viện điều trị hơn một tuần. Dù đã được công ty và bảo hiểm chi trả toàn bộ chi phí điều trị, nhưng sau lần đó, tôi không thể lao động được như trước. Cũng nhờ công ty sắp xếp cho tôi làm ở bộ phận hành chính, và một số công việc lặt vặt, nên mới duy trì được cuộc sống đến hôm nay”.
Hiện mức thu nhập của anh Tuấn khoảng 8 triệu đồng/tháng, và phải nuôi mẹ già lớn tuổi.
Một trường hợp khác là chị Lê Thị Thảo, công nhân làm việc tại lò gạch Thanh Tùng (quận Cái Răng, TP Cần Thơ). Năm 2009, chị Thảo không may gặp nạn khi bị máy ép gạch nghiền nát chân, với tỉ lệ thương tật đến 75%, giờ chị phải đi lại bằng nạng.
Tăng cường các giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động
Đồng chí Lê Thị Sương Mai - Chủ tịch LĐLĐ TP Cần Thơ, cho biết địa phương hiện có gần 56.000 công nhân lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp. Những năm qua, lực lượng này đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Tuy nhiên, lãnh đạo LĐLĐ TP Cần Thơ nói rằng đời sống của một bộ phận công nhân còn khó khăn, đồng thời chỉ ra những vấn đề cấp thiết của công nhân lao động hiện nay như: tiền lương, thu nhập, việc làm, nhà ở, môi trường làm việc, khu vui chơi, giải trí, nhà gửi trẻ, trường học cho con, điều kiện lao động…
Đồng chí Trần Thị Xuân Mai, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Cần Thơ trao quà cho công nhân không may bị tai nạn lao động. Ảnh: Tr.L.
Đồng chí Lê Thị Sương Mai cho biết, đây cũng là những vấn đề mà cấp ủy, chính quyền các cấp cùng tổ chức Công đoàn trong thành phố đã và đang nỗ lực giải quyết.
Thông qua các hoạt động của Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ, công đoàn phát huy vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân lao động, tạo sự quan tâm hơn nữa của cấp ủy chính quyền, người sử dụng lao động và xã hội đối với giai cấp công nhân.
Trong chuỗi hoạt động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ cũng sẽ tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa lãnh đạo thành phố với cán bộ công đoàn và công nhân lao động.
Bên cạnh đó, tập huấn công tác ATVSLĐ và phối hợp tham gia các đoàn liên ngành thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra một số ngành, lĩnh vực để xảy ra nhiều tai nạn lao động như: xây dựng, điện, làm việc trong không gian hạn chế... Tăng cường các hoạt động tự kiểm tra, rà soát nội quy, quy trình ATVSLĐ trong các doanh nghiệp, nhà máy, phân xưởng trên địa bàn TP Cần Thơ.
Đồng chí Nguyễn Thực Hiện - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ kêu gọi sự chung tay của toàn xã hội trong việc hưởng ứng Tháng hành động ATVSLĐ và Tháng Công nhân 2024 bằng nhiều cách làm hiệu quả, thiết thực.
Lãnh đạo UBND TP Cần Thơ yêu cầu các cơ quan chức năng của TP tăng cường triển khai các giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động; tổ chức tập huấn, huấn luyện ATVSLĐ cho người sử dụng lao động và người lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; chủ động thanh, kiểm tra các đơn vị hoạt động trong môi trường có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động; phối hợp đồng bộ các giải pháp hạn chế thấp nhất số vụ tai nạn lao động xảy ra, đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng cho người lao động…
Tin, ảnh: Trần Lưu – Tạp chí Lao động và Công đoàn.
Đồng chí Lê Thị Sương Mai cho biết, đây cũng là những vấn đề mà cấp ủy, chính quyền các cấp cùng tổ chức Công đoàn trong thành phố đã và đang nỗ lực giải quyết.
Thông qua các hoạt động của Tháng Công nhân và Tháng hành động về ATVSLĐ, công đoàn phát huy vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân lao động, tạo sự quan tâm hơn nữa của cấp ủy chính quyền, người sử dụng lao động và xã hội đối với giai cấp công nhân.
Trong chuỗi hoạt động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ cũng sẽ tổ chức hội nghị tiếp xúc, đối thoại giữa lãnh đạo thành phố với cán bộ công đoàn và công nhân lao động.
Bên cạnh đó, tập huấn công tác ATVSLĐ và phối hợp tham gia các đoàn liên ngành thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra một số ngành, lĩnh vực để xảy ra nhiều tai nạn lao động như: xây dựng, điện, làm việc trong không gian hạn chế... Tăng cường các hoạt động tự kiểm tra, rà soát nội quy, quy trình ATVSLĐ trong các doanh nghiệp, nhà máy, phân xưởng trên địa bàn TP Cần Thơ.
Đồng chí Nguyễn Thực Hiện - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ kêu gọi sự chung tay của toàn xã hội trong việc hưởng ứng Tháng hành động ATVSLĐ và Tháng Công nhân 2024 bằng nhiều cách làm hiệu quả, thiết thực.
Lãnh đạo UBND TP Cần Thơ yêu cầu các cơ quan chức năng của TP tăng cường triển khai các giải pháp phòng ngừa tai nạn lao động; tổ chức tập huấn, huấn luyện ATVSLĐ cho người sử dụng lao động và người lao động tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; chủ động thanh, kiểm tra các đơn vị hoạt động trong môi trường có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động; phối hợp đồng bộ các giải pháp hạn chế thấp nhất số vụ tai nạn lao động xảy ra, đảm bảo an toàn sức khỏe, tính mạng cho người lao động…
Tin, ảnh: Trần Lưu – Tạp chí Lao động và Công đoàn.